A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

 

 

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TRONG NHÀ TRƯỜNG

I. Đối với các cấp lãnh đạo giáo dục
cần chú ý quan tâm nhiều hơn nữa tới chương trình đào tạo, làm sao cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội và sát thực phù hợp với các địa phương; phối hợp với các ngành, chính quyền các cấp đầu tư nhiều hơn nữa cho cơ sở vật chất trường học sao cho có đủ cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu giảng dạy, khắc phục tình trạng không có đủ phương tiện dạy học đặc biệt là dạy học theo phương pháp mới như hiện nay..

II. Cán bộ quản lý
1. Có kế hoạch cho mỗi năm học sát với tình hình cụ thể thực tế của năm học dựa trên đặc thù riêng của trường và các quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Từ đó xây dựng lên kế hoạch hoạt động chung cho trường theo từng kỳ, từng tháng và từng tuần học
2. Phân công lao động hợp lý theo dựa theo năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên
3. Lập thời khoá biểu khoa học và chính xác

4. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém thường xuyên và có tính lâu dài
5. Có những biện pháp kích thích tập thể cán bộ giáo viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ tin học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy và giáo dục học sinh; kích thích cho đội ngũ giáo viên khai thác thông tin trên mạng học hỏi những bài giảng hay, giáo án tốt…
6. Thường xuyên kiểm tra theo dõi các hoạt động của trường; theo dõi việc thực hiện các công việc xem có đúng tiến độ không? Chất lượng có đảm bảo theo kế hoạch không?... Từ đó có những bổ sung cần thiết kịp thời.
7. Thường xuyên dự giờ các giáo viên trong trường cùng với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm vừa mang tính chất kiểm tra vừa mang tính chất bồi dưỡng học hỏi lẫn nhau trong giảng dạy.
8. Đôn đốc các tổ chức trong trường hoạt động đặc biệt là các tổ chuyên môn hoạt động tích cực tạo điều kiện cho các tổ hoạt động: như tạo điều kiện về thời gian, kinh phí tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
9. Phối hợp tốt các tổ chức trong và ngoài nhà trường đặc biệt là hội phụ huynh học sinh, và chính quyền địa phương trong các hoạt động của trường với mục đích đem lại kết quả tốt nhất
10. Tăng cường tổ chức các kỳ khảo sát, kiểm tra chất lượng học sinh thường xuyên và theo định kỳ
11. Tham mưu với địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường
12. Có biện pháp thu hút hỗ trợ cho các giáo viên có khó khăn ở xa đến công tác tại trường.

III. Giáo viên:
1. Thực hiện tốt nền nếp chuyên môn như soạn giảng có chất lượng, chấm trả bài có sửa chữa và phê bình động viên cho mỗi học sinh; tích cực đổi mới phương pháp trong dạy học

2. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tạo cho học sinh tính tự giác trong học tập
3. Cần tích cực hơn nữa trong học tập và giảng dạy, tích cực tham gia trao đổi đóng góp ý kiến trong các buổi chuyên đề của tổ và của trường tổ chức.
4. Thường xuyên quan tâm đến học sinh ở các đối tượng, đặc biệt là học sinh thuộc đối tượng khá giỏi và yếu kém
5. Tăng cường kiểm tra học sinh về việc chuẩn bị bài ở nhà; tăng cường kiểm tra miệng đầu giờ….
6. Tích cực dự giờ thăm lớp lẫn nhau để học học hỏi kinh nghiệm, tăng cường trao đổi thông tin giữa các đơn vị với nhau

7. Tăng cường sử dụng các đồ dùng và thiết bị dạy học, tuyệt đối không dạy chay, tích cực sáng tạo trong việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học.
8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như giảng dạy với sự trợ giúp của máy chiếu, tham khảo những bài giảng hay phù hợp, những hình vẽ … trên Internet vận dụng phù hợp vào thực tế giảng dạy của địa phương.
9. Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh hoặc thông qua ban đại diện phụ huynh học sinh để nắm bắt thông tin về học sinh học tập ở nhà

10. Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
11. Cần thiết có thể phân công học sinh thành các nhóm ở gần nhau học nhóm với nhau theo một lịch cụ thể nào đó để kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau
12. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi ngay từ đầu năm học như động viên HS mua loại sách tham khảo, ra đề khó cho học sinh làm thêm….
13. Phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp trong giảng dạy và công tác

IV. Tổ chuyên môn:
1. Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt đúng quy định, có hiệu quả và chất lượng.Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tổ chuyên môn và của các thành viên trong tổ như tiến độ chương trình, việc chấm trả bài của các giáo viên trong tổ
2. Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề hội thảo về các nội dung giảng dạy về các kiểu bài dạy, về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh khá giỏi, các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; các chuyên đề về sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học…
3. Động viên khuyến khích các thành viên tích cực của tổ, phê bình các thành viên thiếu tích cực, đề nghị nhà trường khen thưởng tuyên dương các cá nhân có thành tích, tích cực trong công tác.
V. Học sinh:
1. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, các quy định, nội quy của trường của lớp,
2. Chăm chỉ học tập tại lớp và học tập ở nhà
3. Đến lớp phải hoàn thành các bài tập được giao và đọc trước bài mới
4. Tích cực tham gia phát biểu, hợp tác với các cá nhân trong lớp để thực hiện nhiệm vụ của mình
5. Phải có kế hoạch học tập phù hợp với bản thân chẳng hạn như: sáng học ở lớp , chiều làm bài tập, tối học lý thuyết và làm bài tập, sáng sớm học lý thuyết và đọc trước bài mới….
6. Có thể phải phối hợp với nhau ngay cả khi học ở nhà theo hình thức học nhóm có sự phân kèm để giúp đỡ lẫn nhau.
7. nghiêm túc thực hiện tốt giờ truy bài, học bài cũ, đọc bài mới, truy bài lẫn nhau, giải đáp khúc mắc cho nhau….
8. Có ý thức tự giác trong học tập, có thói quen tự học.

VI.Đối với các bậc phụ huynh
Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình trong học tập, tránh tình trạng phó mặc tất cả cho nhà trường và cần chú ý:
1. Xây dựng một ban đại diện HCMHS nhiệt tình với giáo dục, tâm huyết phối hợp tốt với nhà trường trong các hoạt động, giúp đỡ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
2.Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết phục vụ cho học tập cho con em mình
3. Thường xuyên kiểm tra việc học ở nhà của con em mình, không nhất thiết phải kiểm tra được tính đúng sai mà chỉ cần kiểm tra xem có học bài không hay không học…
4. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của con em ở trường cũng như có những trao đổi cần thiết.
5. Tạo điều kiện tối đa thích hợp cho con em mình như có thể phải nhường không gian và thời gian cho con học.

6. Có những biện pháp khen thưởng và trách phạt phù hợp với con em mình làm sao để động viên việc tốt và nghiêm cấm hành vi xấu

VII. Đối với chính quyền địa phương cần
1. Đầu tư nhiều hơn nữa cho cơ sở vật chất trường học đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các hoạt động trong trường
2. Tích cực cổ vũ cho công tác khuyến học khuyến tài, khuyến khích xây dựng hội khuyến học, dòng họ khuyến học…
3. Thường xuyên động viên tuyên truyền cổ vũ phong trào học tập trong địa phương.
4. Có biện pháp thu hút giáo viên về công tác tại địa phương lâu dài, hỗ trợ khó khăn trong công tác cho giáo viên ở xa đến công tác tại địa phương đối với những địa phương có khó khăn.

C. Kiến nghị đề xuất:
1. Có biện pháp hỗ trợ cho các giáo viên ở xa đến công tác tại trường, và có ưu tiên cho việc tuyển giáo viên sở tại của địa phương đó để phục vụ lâu dài ở nơi đó.
2. Tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.

Bắc Sơn, ngày 11 tháng 10 năm 2010

TM nhà trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết