A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TUẦN 11:

Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

- Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc 1 đoạn của câu chuyện Đất quý, đất yêu.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (du lịch, Ê-ti-ô-pi-a, cởi giày ra,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Trân trọng, sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lí.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Xác định giá trị.

- Giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực.

*GDBVMT:

- Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được…

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
  2. - Đọc thuộc lòng một đoạn bài Thư gửi bà.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

 

- Học sinh thực hiện.

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

 

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//

+ Tại sao các ông lại phải làm như vậy?// (Giọng ngạc nhiên).

+ Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.//

 

- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: sản vật là vật được làm ra, lấy được từ trong thiên nhiên (như lúa, ngô, trái cây, tôm cá,...). Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa với từ khâm phục.

 

 

 

d. Đọc đồng thanh:

 

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (du lịch, Ê-ti-ô-pi-a, cởi giày ra,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

 

 

 

 

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2.

 

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.

 

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi thế nào?

 

+ Khi khách sắp xuống tàu điều gì bất ngờ đã xảy ra?

+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để cho khách mang đi một hạt cát nhỏ?

+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương?

*THGDBVMT: Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được…

=> Giáo viên chốt nội dung: Giáo viên chốt ý như sách giáo viên.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

 

 

 

- Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.

- Viên quan bảo họ cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày.

- Vì họ coi đất quê hương là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

 

- Họ coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất.

 

 

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết