A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoach bồi dưỡng HS có năng khiếu và phụ đạo HS chưa HT môn học

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU,

PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN HỌC

NĂM HỌC: 2018-2019

I. Đặc điểm tình hình:

- Tổng số lớp: 18

- Tổng số học sinh: 684

- GV dạy văn hóa 20; GV dạy môn chuyên 4 ( Mĩ thuật 2, Âm nhạc, Tiếng Anh).

1. Thuận lợi:

- Công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu đã thành truyền thống và được trường, giáo viên, phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện tổ chức bồi dưỡng, động viên, khen thưởng cho HS, giáo viên tham gia bồi dưỡng.

- Đội ngũ GV nhiệt tình, số giáo viên cốt cán trong công tác bồi dưỡng tiếp tục phát huy và cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

-Trường đã xây dựng được phong trào phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nội dung môn học qua đó đã kích thích tinh thần thi đua học tập, khắc phục khó khăn để vươn lên trong HS.

- CSVC: Đảm bảo đủ phòng học 0,9lớp/phòng, có quạt, điện, bàn ghế học sinh đầy đủ. Trang bị đầy đủ mỗi phòng 01 tủ đựng thiết bị.

- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu.

2. Khó khăn:

- Kinh phí chi cho công tác BD HS có năng khiếu còn hạn chế.

- GV có năng lực chuyên môn còn hạn chế nên rất khó trong việc phân công bồi dưỡng học sinh.

II. Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học

Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học là một cách bổ sung kiến thức cho những em có khả năng tiếp thu bài chậm, chưa nắm vững kiến thức, kĩ năng cũng như phương pháp học tập, giúp các em theo kịp với bạn bè trong lớp.

Bồi dưỡng năng khiếu là nhằm giúp học sinh phát huy hết khả năng học tập, khả năng phát triển. Trong một chừng mực nào đó, việc bồi dưỡng còn đào tạo nhân tài cho đất nước.

Như vậy mục đích của việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học là góp phần nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng học sinh năng khiếu.

III. Đối tượng học sinh bồi dưỡng và phụ đạo:

- Những em được tham gia bồi dưỡng là những em có năng khiếu ở các môn học trong năm học 2017- 2018 và những em có khả năng phát triển trong năm học 2018-2019.

- Những em được phụ đạo là những em chưa hoàn thành nội dung môn học, bài khảo sát đầu năm chưa đạt yêu cầu.

IV. Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học năng khiếu và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học

Ngay từ đầu năm học thông qua việc khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm của các lớp nắm bắt từng đối tượng học sinh trong lớp, có kiến nghị với nhà trường cũng như tổ chuyên môn để có kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng và phụ đạo.

1. Nội dung bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học:

a) Nội dung bồi dưỡng học sinh năng khiếu:

- Nội dung dựa vào sách giáo khoa, do nhà trường cung cấp và giáo viên tự soạn phù hợp với khả năng tiếp thu của các em.

- Kiến thức bồi dưỡng tập trung ở tất cả các môn mà giáo viên đang dạy.

- Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn có trách nhiệm bồi dưỡng thường xuyên thông qua các tiết dạy chính khoá, các tiết luyện tập buổi hai; các giờ hướng dẫn tự học. Trong mỗi bài soạn, dạy giáo viên thiết kế một số câu hỏi, bài tập nhằm phát triển tư duy,sáng tạo, mở rộng kiến thức dành riêng cho các đối tượng này.

- Đối với học sinh có năng khiếu bộ môn Âm nhạc, mĩ thuật; Giáo viên CN phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh tổ chức bồi dưỡng thêm ngoài giờ lên lớp (vào thứ bảy hoặc cuối các buổi học). Phối hợp với phụ huynh bồi dưỡng, luyện tập cho các em ở nhà.

 

b) Nội dung phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học:

- Chủ yếu tập trung vào việc phụ đạo các môn Toán và Tiếng Việt, khoa học, Lịch sử và Địa lí theo chương trình, dựa vào những yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kĩ năng đối với từng môn học, tùy theo khả năng của từng em mà giáo viên phụ đạo. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét, em nào chưa hoàn thành chỗ nào thì giáo viên phụ đạo chỗ đó.

2. Kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phụ đạo học sinh:

- Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch khảo sát định kì theo chương, thông qua các lần kiểm tra giữa kì cũng như cuối kì để đánh giá chất lượng, tìm ra những hạn chế của các em để rút kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng cũng như phụ đạo.

Theo dõi mức độ tiến bộ của mỗi em trong từng lớp thông qua các lần kiểm tra đánh giá.

 

V. Chỉ tiêu, biện pháp, hình thức và thời gian thực hiện.

1. Chỉ tiêu:

+ 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp hoc

+ 100 % Học sinh lớp 5 HTCTTH

+ Thi olympic môn Toán + Tiếng Anh + Trạng nguyên Tiếng Việt

Khối 1- 5 môn Toán + Trạng nguyên TV mỗi khối : 10 đạt giải cấp trường

Thi giải Tiếng Anh 3,4,5 trên mạng: 20 HS đạt giải cấp trường

Thi giao lưu Tiếng Anh: 5-10 HS tham dự thi và đạt giải

2. Thời gian tổ chức:

Căn cứ theo tinh thần chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện về kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

- Thực hiện giai đoạn 1 từ ngày 20/9/2018- 30/12/2018.

+ Tổ chức cho học sinh đăng ký theo tinh thần tự nguyện.

+ Xây dựng nội dung nâng cao kiến thức và phương pháp trong việc giảng dạy.

- Thực hiện giai đoạn 2 từ ngày 01/1/2019 - 14/5/2019

+ Tập trung dạy các bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức.

+ Tiếp tục bồi dưỡng số học sinh có năng khiếu để nâng cao chất lượng, tham gia thi olympic các cấp.

+ Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch và bồi dưỡng tại lớp.

3. Đối tượng dạy:

- Phân công cho các giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng cho học sinh thông qua các tiết học hàng ngày trên lớp.

- Giáo viên bồi dưỡng Tiếng Anh: Đ/c Hương và Đ/c Chiên

- Bồi dưỡng thi Toán và Trạng Nguyên TV: GVCN

- Yêu cầu các tổ cùng GV dạy xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết:

4. Biện pháp:

a. Phía nhà trường:

- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm và tình hình thực tế lớp để chọn lọc học sinh năng khiếu các khối lớp nhất là học sinh khối 5.

- Lập danh sách học sinh năng khiếu khối để bồi dưỡng và danh sách các khối 1, 2,3,4,5 để theo dõi và tham dự thi trên mạng.

- Lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên và cùng tổ trưởng tổ chức ra đề cho GV dạy khảo sát.

b. Phía tổ, GV:

- Các GVCN lập danh sách HS năng khiếu lớp mình nộp về BGH 1 bản và tổ trưởng 1 bản.

- Sinh hoạt tổ khối lên kế hoạch, bàn nội dung, biện pháp bồi dưỡng cụ thể từng dạng, từng loại bài của từng môn học theo từng tháng bắt đầu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2018.

- GVCN chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu của lớp mình hoặc môn mình phụ trách trong các tiết học, buổi học.

- GV dạy báo cáo tình hình học tập của học sinh cho tổ trưởng và Phó hiệu trưởng.

- Trao đổi với Phụ huynh học sinh tạo điều kiện tốt nhất cho con em đi học, mua sắm thiết bị (máy tính nối mạng…) đồng thời nhắc nhở, động viên tinh thần học tập của các em để các em hưng phấn phát huy tài năng của mình.

c. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

- GVCN vận động và lập danh sách học sinh đăng ký tham gia giải toán Violimpic và Tiếng Anh và Trạng Nguyên TV trên mạng của lớp, thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh tham gia giải bài kịp thời, hàng tháng báo cáo kết quả trước tổ chuyên môn có ý kiến đề xuất biện pháp giúp đỡ học sinh giải bài.

- Giáo viên chủ nhiệm lên bảng thống kê của mạng để theo dõi học sinh, tìm giải pháp giúp đỡ kịp thời học sinh gặp khó khăn về máy, hoặc kỹ năng giải bài. Cùng GV phụ trách tin học trực tiếp hướng dẫn học sinh giải những bài khó và tư vấn phương pháp giải các dạng bài tập cho học sinh.

- Thường xuyên kiểm tra và thông báo kết quả học sinh đạt được trước lớp vào buổi sinh hoạt để động viên, khuyến khích học sinh tích cực tham gia.

- Khuyến khích học sinh thi ở nhà, phụ huynh chịu trách nhiệm hướng dẫn học sinh thi.

- Phối hợp với giáo viên tiếng Anh văn bồi dưỡng, tổ chức cho học sinh thi tiếng Anh trên mạng, tại nhà và tại trường. Lập danh sách học sinh đạt điểm cao khen thưởng ở lớp để khuyến khích học sinh tham gia. Tham gia các vòng tự luyện. vòng thi cấp trường theo đúng hướng dẫn của Ban tổ chức. Lập đội tuyển tham gia cấp trường.

d. Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học:

Phân loại học sinh học yếu kém:

+ Do hoàn cảnh gia đình

+ Do mất căn bản

+ Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ, chuyên cần

+ Do bị bệnh : (Chậm phát triển trí não, tự kỉ, tăng động giảm chú ý…)

- GVCN lập sổ theo dõi từng đối tượng học sinh yếu của lớp và có biện pháp giúp đỡ cho từng đối tượng học sinh. Theo dõi sự tiến bộ của học sinh và có biện pháp phụ đạo hợp lí, kịp thời trong từng tháng.

- Trong giờ dạy giáo viên phân hóa nhiều đối tượng học sinh để giúp học sinh yếu cùng tham gia học tập tích cực.

- GVCN phối hợp với PHHS quan tâm nhắc nhở, đôn đốc hoàn thành các bài tập về nhà.

- GVCN kết hợp GVBM lên nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

*. Học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình (khó khăn, mồ côi, bố mẹ li di, không quan tâm đến các em:

Giáo viên chủ nhiệm cần:

- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường…thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh.

- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động…của con em mình thông qua sổ liên lạc. Giáo viên và phụ huynh cần có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn…

- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay tại lớp.

- Vận động học sinh trong lớp, trường giúp đỡ bạn về vật chất, công việc gia đình, thăm hỏi khi ốm đau bệnh tật…

*. Học sinh yếu do mất căn bản:

Giáo viên chủ nhiệm cần:

- Hệ thống kiến thức theo chương trình.

- Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng…

- Dạy phân hoá đối tượng học sinh.

- Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, giải trí…Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em.

- Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời.

- Tổ chức các hình thức học tập giúp đỡ lẫn nhau trong hoc sinh như : GV chủ nhiệm tổ chức phong trào “đôi bạn cùng tiến”. “nhóm học tốt” để các em giúp đỡ lẫn nhau.

*. Học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập:

Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do: không học bài, không làm bài, thường xuyên để quên vở bài tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập trung… Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng học tập…để giúp các em hiểu bài, tự bản thân mình giải quyết các bài tập thầy cô giao. Ngoài ra, giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên. Phương pháp này không dùng để giáo dục học sinh yếu kém do hoàn cảnh gia đình được.

  1. ra, giáo viên cần trao đổi trực tiếp với từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục.

* Học sinh yếu do bị bệnh :

- Giáo viên cần xác định được mức độ bệnh. Kết hợp với gia đình, xã hội giúp đỡ học sinh.

- Nghiên cứu thêm về các loại bệnh trên qua mạng, sách báo để hiểu thêm phần nào về học sinh, đưa ra phương pháp dạy học hợp lí.

- Tham gia các lớp bồi dưỡng các cấp nâng cao trình độ, hiểu biết thêm công tác dạy đối tượng hoc sinh này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH CỤ THỂ

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Thực hiện

Tháng 9/2018

– Dựa vào chất lượng đầu năm, các tổ báo cáo , phân loại học sinh chưa hoàn thành, học sinh ngồi nhầm lớp, tổng hợp danh sách, lập sổ theo dõi của từng lớp.

– Lên kế hoạch, tổ chức phụ đạo học sinh chưa hoàn thành.

– Các Lớp lập danh sách học sinh có năng khiếu, học sinh chưa hoàn thành. Phân loại theo nguyên nhân, môn. Phối họp bàn phương pháp phụ đạo.

– Phân công giáo viên phụ đạo, thực hiện lên lớp theo TKB

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng 10/2018

 

 

 

-Tổ chức kiểm tra chất lượng giữa HKI. Báo cáo chất lượng học lực học sinh chưa hoàn thành. Đối chiếu HS đầu năm so với HS chưa hoàn thành giữa học kì 1

– Tiếp tục Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành

– Qua KT định kì học tại lớp GVCN xác định lại mức độ học sinh có năng khiếu và học sinh chưa hoàn thành đã phụ đạo trong thời gian qua. So sánh với chất lượng đầu năm.

– Phân công giáo viên phụ đạo, thực hiện lên lớp theo TKB

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng 11/2018

-Tổ chức kiểm tra chất lượng giữa HKI. Báo cáo chất lượng học lực học sinh chưa hoàn thành. Đối chiếu HS đầu năm so với HS chưa hoàn thành giữa học kì 1

– Tiếp tục Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành

– GV chủ nhiệm phân công các “đôi bạn cùng tiến”. “nhóm học tốt” để các em giúp đỡ lẫn nhau.

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng 12/2018

Tổ chức kiểm tra định kì cuối học kìI. Đối chiếu HS chưa hoàn thành giữa học kì I so với cuối kì I

– Tiếp tục Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành

Tiến hành Khảo sát nghiêm túc để xác định lại kết quả học sinh có năng khiếu và học sinh chưa hoàn thành.. Thống nhất nội dung

– GVCN kết hợp GVBM lập nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng 1/2019

Tiếp tục phụ đạo HS chưa hoàn thành

– Phân công giáo viên phụ đạo, thực hiện lên lớp theo TKB

– GVCN,BM lên nội dung ôn tập, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng 2/2019

– Tổ chức kiểm tra chất lượng giữa HKII. Báo cáo chất lượng học lực học sinh chưa hoàn thành. Đối chiếu HS chưa hoàn thành học kì 1 với giữa kì II

– Tiếp tục phụ đạo HS chưa hoàn thành

– Khảo sát một cách nghiêm túc, GV chú ý chất lượng HS chưa hoàn thành, đánh giá sự tiến bộ của học sinh, có kế hoạch học phụ đạo hợp lí.

– GVCN/BM lên nội dung ôn tập, phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng 3/2019

– Tổ chức kiểm tra chất lượng giữa HKII. Báo cáo chất lượng học lực học sinh chưa hoàn thành. Đối chiếu HS chưa hoàn thành học kì 1 với giữa kì II

– Tiếp tục phụ đạo HS chưa hoàn thành

– GVCN,BM lên nội dung ôn tập, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh từng lớp.

 

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng 4/2019

– Tiếp tục phụ đạo HS chưa hoàn thành.

 

– GVCN,BM lên nội dung ôn tập, bồi dưỡng phụ đạo học sinh từng lớp.

BGH, TTCM,

GVCN,BM

Tháng

5/ 2019

 

– Tiếp tục phụ đạo chưa hoàn thành.

– Tổ chức kiểm tra định kì cuối học kì 2.

– Báo cáo chất lượng học lực, danh sách học sinh chưa hoàn thành.

– Đối chiếu HS chưa hoàn thành giữa kì 2 so với cuối kì 2

– Nếu còn HS chưa hoàn thành thì lập kế hoạch RL trong hè.

– Xác định lại danh sách học sinh chưa hoàn thành theo từng bộ môn. Có kế hoạch ôn tập cho các em học thêm trong hè.

BGH, TTCM,

GVCN,BM

 

Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học của của trường Tiểu học Bắc Sơn năm học 2018- 2019. Đề nghị các tổ chuyên môn, các đồng chí giáo viên nghiêm túc thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học.

HIỆU TRƯỞNG T/M NHÀ TRƯỜNG

 


Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết